Phim Hotel Mumbai dựa vào câu chuyện có thật, tái hiện lại cái ngày ám ảnh bao trùm toàn thể dân Ấn Độ khi thành phố Mumbai bị tấn công bởi phần tử Hồi Giáo cực đoan. Theo sau đó là sự giằng co cứu lấy từng mạng sống khách hàng của nhân viên khách sạn trước một thế lực bạo tàn, mà kẻ chủ mưu là một kẻ dấu mặt bí ẩn, điều khiển những con rối cuồng tin thông qua chỉ một cái điện thoại.
Bấy lâu nay, xung đột giữa Ấn Độ và người láng giềng Pakistan luôn luôn âm ỉ, chỉ trực bùng cháy. Ngay trong nội bộ Ấn Độ cũng tiềm ẩn rất nhiều mối xung đột sắc tộc, tôn giáo khác nhau.
Xem thêm:
Taj Mahal là khách sạn lớn nhất và là biểu tượng của thành phố Mumbai, nơi tập trung văn hóa tài chính của Ấn Độ. Nhìn bề ngoài, Taj Mahal không khác gì một tòa lâu dài bề thế nguy nga. Bước vào bên trong ta cứ ngỡ vừa đặt chân tới thiên đường. Đó lại chính là nơi bọn khủng bố chọn làm nơi tập kích cuối cùng, chọn làm nơi xả súng, đánh bom liều chết.
Hình ảnh những tên khủng bố mặt trẻ măng, ngây ngô nhưng sẵn sàng xả súng, bắn giết không ghê tay, không chớp mắt khiến cho người xem rợn người. Chúng được huấn luyện chuyên nghiệp, phối hợp tấn công khắp các địa điểm ở Mumbai, từ nhà ga, bện viện cho đến các nhà hàng, khách sạn, khiến cho lực lượng cảnh sát trở tay không kịp. Những tên khủng bố bị tẩy não, nhồi sọ và bị điều khiển bởi kẻ chủ mưu qua điện thoại từ xa. Trong phim có cảnh hai tên khủng bố ngạc nhiên khi lần đầu tiên thấy cái gạt nước bồn cầu và bánh sandwich cho thấy đây là những kẻ ít được tiếp xúc với xã hội văn mình nên rất dễ bị lợi dụng làm điều xấu. Đó là thứ khiến Hồi giáo cực đoan nguy hiểm và khó trị.
Sự việc này cũng cho thấy sự yếu kém của lực lượng tình báo Ấn Độ, khi không có một tin tức gì trước khi vụ khủng bố xảy ra. Rồi đến lúc Mumbai bị khủng bố, lực lượng cảnh sát chống khủng bố của Ấn Độ phản ứng quá chậm chạp. Ở Mumbai không có lực lượng chống khủng bố đặc nhiệm chuyên trách, phải điều từ nơi khác đến mất 12 tiếng sau khi vụ tấn công bắt đầu, đội đặc nhiệm mới xuất hiện.
Phim tái hiện vụ khủng bố thảm khốc và chân thực. Nhưng đó chỉ là một phần của bức tranh toàn cảnh, hiện trường có thật ngoài kia còn thảm khốc hơn nhiều.
Hotel Mumbai cũng miêu tả rõ nét hình ảnh của tình người, lòng dũng cảm và sự đồng cảm trong cơn hoạn nạn. Những nhân viên khách sạn mẫn cán, làm việc chuyên nghiệp, chỉnh chu cẩn thận với nguyên tắc: “Khách hàng là Thượng đế”, không bao giờ bỏ rơi khách hàng dù trong cơn hoạn nạn, bảo vệ khách hàng dù có phải liều cả tính mạng của mình.
Dàn diễn viên trong phim có màn thể hiện khá tốt. Trong đó anh nhân viên khách sạn Arjun (do Dev Patel thủ vai) đại diện cho những nhân viên thông minh, dũng cảm. Một hình tượng tiêu biểu cho tinh thần bảo vệ khách hàng của nhân viên tại khách sạn Tal Mahal. Hình ảnh ông bố Jason (Do Armie Hammer thủ vai) sẵn sàng hi sinh để bảo vệ tính mạng của vợ con. Họ đều là những người hùng thầm lặng, bảo vệ những người thân, đồng nghiệp và khách hàng của mình.
Cảnh mình nhớ nhất phim, đó là lúc một tên khủng bố canh giữ con tin chỉa súng vào từng người, giết lần lượt từng con tin một. Và trong giây phút ấy, ai cũng như ai, dù khác nhau về giai cấp địa vị, khác nhau về sắc tộc, cũng phải chịu chung một cái chết giống nhau. Bạn là ai trên tấm danh thiếp của bạn chẳng còn quan trọng nữa. Nó không là cái gì trước một thế lực bạo tàn.
Âm nhạc trong phim được hạn chế tối đa, thay vào đó là âm thanh khô khốc của những khẩu AK, tiếng lựu đạn nổ chát chúa vang lên đến rợn người, tiếng người trúng đạn la hét gào khóc bi thương thảm khốc. Phân cảnh đứa trẻ sơ sinh bị người bảo mẫu bịt chặt miệng, tránh gây ra tiếng khóc, không để lũ khủng bố phát hiện ra vị trí, vì sự an toàn, đẩy cảm xúc, sự dồn nén của người xem lên tột đỉnh.
Giữa những trận bắn giết, một bài hát vang lên. Một tên khủng bố mặt trẻ măng, bắn giết liên hồi, rồi ngồi nghêu ngao hát, bài hát nơi quê nhà của hắn, bài hát nhớ lại thời ấu thơ, sẽ không bao giờ quay trở lại nữa, hắn biết, hắn sẽ chết, tử vì đạo. Khung cảnh quá đỗi bi thương.
- Xem thêm: Review phim Shazam
Đánh giá phim Hotel Mumbai là một phim mang nhiều giá trị nhân văn. Một câu chuyện được đạo diễn Anthony Maras quá chân thực và thàn khốc. Đây sẽ là một trải nghiệm điện ảnh thú vị dành cho bạn trong dịp cuối tuần.
Góc Điện Ảnh