Đạo diễn Wes Anderson nổi tiếng với phong cách làm phim độc đáo và khác lạ. Những phim của ông có cách quay phim, lựa chọn bối cảnh và tông màu tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho người xem. Bạn có thể tìm hiểu về phong cách làm phim của ông qua bài viết: Phong cách làm phim của đạo diễn Wes Anderson. Riêng trong bài viết giới thiệu phim hay lần này, mình sẽ giới thiệu đến các bạn một bộ phim tiêu biểu của vị đạo diễn tài năng này. Đó chính là Moonrise kingdom. Bài review phim Moonrise Kingdom có tiết lộ nội dung phim, bạn cân nhắc trước khi đọc nhé!.
Giống như The grand Budapest hotel, Moonrise kingdom mang nét đặc trưng cá tính của của đạo diễn Wes Anderson. Đó là việc lựa chọn thể hiện tỉ mỉ và có chủ ý những mảng màu sắc, bối cảnh, các góc máy độc đáo, phim đan xen giữ tâm lý và yếu tố hài hước làm nổi bật lên tính cách các nhân vật. Và đó cũng là trọng tâm trong bài viết cảm nhận phim này.
Nội dung phim Moonrise kingdom lấy bối cảnh những năm 60s tại một hòn đảo không có thật với câu chuyện phưu lưu của Sam và Suzy. Sam là một đứa trẻ mồ côi được nhận nuôi từ nhỏ còn Suzy sống trong một gia đình hạnh phúc tan vỡ. Cả hai gặp nhau, trao đổi thư từ và tìm thấy sự đồng điệu trong tính cách lẫn tâm hồn. Cùng cảm thấy sự lạc lõng giữ cuộc sống bế tắc, cùng muốn đi tìm sự tự do, Sam và Suzy quyết định lên kế hoạch “đưa nhau đi trốn”. Sau thời gian chuẩn bị, Suzy trốn nhà còn Sam trốn trại hướng đạo sinh để gặp nhau và cùng hướng đến vùng vịnh nhỏ mà hai đứa tự gói là “Moonrise kingdom”.
Không giống như những cuộc phiêu lưu mạo hiểm và đầy những tình tiết thót tìm, Moonrise kingdom là cuộc phiêu lưu vào nội tâm của Sam và Suzy. Bộ phim khai thác sâu tâm lý của hai nhân vật chính ở đó, người xem sẽ thấy được sự chuyển biến của Suzy – một cô bé có khuynh hướng bạo lực và Sam – cậu bé nhút nhát sống nội tâm.
Sam mất cha mẹ từ nhỏ, cậu được nhận nuôi tại một trại trẻ mồ côi. Sam tham gia trong câu lạc bộ hướng đạo sinh nhưng không có lấy một người bạn, cậu thấy lạc lõng chỉ muốn tìm nơi thoát đi. Suzy, ngược lại, có đầy đủ gia đình nhưng bố mẹ đã không còn hạnh phúc nữa. Chính vì vậy mà Suzy gặp vấn đề về kiềm chế cảm xúc và có xu hướng bạo lực.
- Xem thêm: Tản mạn về Lady Bird – Tuổi nổi loạn
Nhưng rồi khi cả hai gặp nhau trên hành trình chạy trốn, hai nhóc mới có cơ hội bộc lộ những điều hằng ngày bị kìm nén và nhận ra người kia chính là mảnh ghép giúp mình hoàng thiện bản thân. Sam dần thể hiện là một cậu bé thông mình, tháo vát, có tinh thần trách nhiệm. Suzy trái với nhận định của những người xung quanh “có xu hướng bạo lực”, cô bé cho thấy một tâm hồn trong sáng, lãn mạng và tốt bụng. Cả hai đều có điểm chung là thẳng thắn, luôn bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình.
Phim thể hiện rõ sự đối lập của thế giới trẻ thơ và người lớn, thông qua câu chuyện đưa nhau đi trốn của Sam và Suzy mang đến một thông điệp đáng suy ngẫm. Moonrise kingdom là biểu tượng cho vương quốc trẻ thơ là nơi những cô bé, cậu bé được sống thực với bản thân, làm mọi điều mình thích mà không sợ bị phán xét. Như lúc Sam thẳng thắng bày tỏ tình cảm của mình với Suzy và ngược lại.
Thế giới của người lớn thì sao? Mọi thứ như điều giả tạo và không có cảm xúc. Như cảnh bố mẹ của Suzy trong phòng ngủ, khi máy quay chuyển lên cao, cho thấy 2 vợ chồng không nằm chung một chiếc giường. Lúc ấy, người vợ nói xin lỗi nhưng không thể nói rõ mình xin lỗi vì điều gì, người chồng muốn vợ nói rõ nhưng lại không thể ép buộc. Hay như mối tình vụng trộm của người vợ không thể nói ra. Đến chuyện những thủ tục rắc rối và đầy tính hình thức lúc nhân viên phúc lợi đọc khi nhận nuôi Sam, không cảm xúc và cũng không có lấy sự chân thật nào.
- Xem thêm: Đạo diễn Christopher Nolan
Quay trở lại tính nghệ thuật trong phim của Wes Anderson. Vị đạo diễn này cố ý lựa chọn những màu sắc tương phản và rực rỡ khiến người xem thực sự ấn tượng. Tông màu chủ đạo của phim là những màu màu sắc ấm nóng như cam, vàng cam, hồng cam và xen kẽ trong đó một ít xanh lá tươi. Việc lặp đi lặp lại những tông màu nóng xuyên suốt phim tạo sự thống nhất trong bố cục, màu sắc, góp phần tạo dựng không khí cho phim . Điều này không những gợi cho người xem cảm giác của mùa hè, đến những ngày tháng rong đuổi phiêu lưu của tuổi trẻ mà còn nhằm nhấn mạnh sự đối lập trong nội dung và thông điệp của câu chuyện.
Sự hài hước trong phim Wes Anderson là kiểu hài hước duyên dáng, hơi trào phúng. Trong Moonrise kingdom, những pha hài hước không phải kiểu khiến khán giả phải phá lên cười, mà đó là những cái cười nhết môi tinh ý, những nụ cười vì nhận ra cái “thâm” trong lời thoại hay tính biểu tượng của từng sự kiện. Những câu thoại tưởng chừng ngô nghê và buồn cười nhưng nếu ngẫm nghĩ lại sẽ có nhiều lớp ý nghĩa khác. Hoặc những tiểu tiết như hành động đáng yêu của mẹ của Suzy luôn giao tiếp bằng cái loa hay cảnh Sam ghi chép lại những điều về Suzy hay cách giới thiệu về bối cảnh và địa lý của hòn đảo của người đàng ông ria mép,…
Sự hài hước này còn thể hiện ở những pha nhại lại một số phim nổi tiếng. Đơn cử như chi tiết lúc trưởng hướng đạo sinh vào trại của Sam phát hiện cậu mất tích, anh liền mở tấm bản đồ đang treo trên tường thì thấy một lổ hổng mà Sam tạo ra để chạy trốn. Chi tiết này không thể lẫn đi đâu khác ngoài tác phẩm kinh điển về vượt ngục Shawshank Redemtion.
Quay phim và âm nhạc là hai điểm không thể không nhắc đến trong Moonrise kingdom. Những góc máy không hề đao to búa lớn, cũng chẳng phải mới lạ lần đầu tiên xuất hiện nhưng trong phim nó được sử dụng liên tục với tần xuất cao tạo sự đồng nhất và phong cách riêng của Wes. Mỗi sự lựa chọn góc quay hay di chuyển khung hình đều mang ẩn ý của đạo diễn và góp phần quan trọng trong việc truyền tải thông điệp của cảnh quay đó. Ngay cảnh quanh đầu phim đã cho khán giả thấy điều đó, trong khu căn hộ của Suzy, những cú lia máy dài tạo được cảm giác cô đơn lạc lõng của cô bé trong chính căn nhà của mình.
Việc kết hợp bố cục đối xứng trong từng khung hình và màu sắc tươi sáng khiến người xem thay vì có cảm giác hồi hộp, căng thẳng thì sẽ được đem đến những cảm xúc tích cực, vui tươi pha chút hài hước. Đơn giản vậy đó, nhưng nhiều người không làm được.
Về phần âm nhạc trong phim chủ yếu là những bản giao hưởng hoặc những giai điệu của thập niên 60s & 70s. Mỗi một bản nhạc được lồng trong từng phân cảnh đều vô cùng phù hợp tới nỗi mà mỗi khi xem mình đều cảm thấy thỏa mãn vì thấy nó như được sinh ra cho phân cảnh đó.
Moonrise kingdom là một phim nghệ thuật nhưng dễ xem và dễ cảm nhận hơn so với những tác phẩm khác của đạo diễn Wes Anderson. Phim mang đến một thông điệp đời thường bình dị nhưng lại chân thật và đầy cảm xúc. Nếu bạn muốn xem một bộ phim về tuổi mới lớn, với những suy nghĩ tình cảm đáng yêu thì đừng ngần ngại mà xem ngay Moonrise kingdom – Vương quốc trăng lên đầy thơ mộng.
Lumia