Vậy là sau gần một năm chờ đợi kể từ đoạn after-credit của Avengers: Cuộc chiến vô cực hé lộ siêu anh hùng sở hữu sức mạnh thay đổi cục diện cái búng tay bay nửa dân số, người hâm mộ đã có thể hiểu rõ hơn về Đại úy Marvel trong bộ phim cùng tên để làm cầu nối đến cực phẩm bom tấn tháng sau Avenger: Endgame. Bài review phim Đại úy Marvel này mình sẽ tập trung đánh giá vai chính Carol Danvers của Brie Larson.
Nhiều fan Marvel đánh giá Đại úy Marvel thiếu sự sáng tạo, điều này có đúng, nhưng cũng sai. Đây là bộ đầu tiên của Marvel có cách kể chuyện hoàn toàn mới, phim sử dụng những đoạn flashbacks (hồi tưởng) làm những mảnh rời rạc để ghép lại thành bức tranh nguồn gốc nhân vật hoàn chỉnh.
- Xem thêm: Review phim Captain Marvel
Điều này tuy không mới trong phim ảnh nhưng lại khá thú vị nếu xét dưới góc độ một phim Marvel, vì mô tip giới thiệu nhân vật theo hướng truyền thống đã dần trở thành lối mòn và dễ khiến phim không được khán giả đón nhận như mong đợi. Có vẻ như sau hàng loạt những chỉ trích lối làm phim an toàn, có phần thực dụng và thiếu sáng tạo thì Marvel đã quyết định cần có một bước đột phá khiến khán giả phải trầm trồ bằng cách áp dụng hướng đi mới cho chính siêu anh hùng quan trọng nhất của họ.
Trong suốt phần đầu phim, Vers (Tên của Carol lúc ở hành tinh Skrull) liên tục bị nhắc nhở “cô phải làm thế này, cô không được làm thế kia. Hãy cư xử như những gì tôi bảo.” Và đến cuối phim, Vers đã hiểu ra: mình chẳng cần ai phải nói mình nên và không nên làm gì. Mình là người tự quyết định chuyện đó. Và làm được hay không chính là ở bản thân mình.
Tại sao lại lôi Diana Prince (Wonder Women) vào so sánh với Carol Dranvers? Vì đơn giản đây là hai bộ phim về hai siêu nữ anh hùng (hiếm hoi) của DCEU và MCU. Và bản thân họ đều là những nhân vật lớn và có tầm ảnh hưởng trong vũ trụ của mình. Mình cũng thích Diana, nhưng ở Carol thì mình thấy có nhiều sự liên hệ và đồng cảm hơn.
Đại úy Marvel không giống những phim siêu anh hùng khác còn ở chỗ, phim không đề cập tới chuyện tình cảm trai gái thông thường của nhân vật chính. Phần lớn các siêu anh hùng đều có động lực thúc đẩy nhờ tình yêu. Riêng Đại úy Marvel đã chứng tỏ được là cô không cần hay không nhất thiết phải đi theo khuôn mẫu đó.
- Xem thêm: nguồn gốc và sức mạnh của Captain Marvel
Nhân vật Carol Danvers ở khía cạnh nào đó, có tính cách giống với Tony Stark và Stephen Strange: ngạo mạn, tự mãn, cái tôi cao ngất trời. Nhưng tại sao các anh có quyền chảnh choẹ (và được hâm mộ cuồng nhiệt) mà có mới có mỗi một chị tính tình hơi “láo” tí thì lại bị xem là khó ưa?
Về cá nhân Brie Larson, cô đã có màn hóa thân xuất sắc trong vai chính của mình. Mặt mày vênh lên một tí, ăn nói thì trả treo, chọc điên thiên hạ và lúc phát hiện ra năng lực siêu cấp thì nhoi nhoi, điên điên như trẻ con được quà. Dễ thương lắm chứ, chỉ là không phải kiểu nữ tính duyên dáng mà hơi tí cộc lốc, ngang tàng thôi. Cái dở nhất là vấn đề trong kịch bản được xử lí không tới nên thành ra Carol bị lép vế so với ba nhân vật phụ, một người và hai alien.
- Xem thêm: Review phim Hạnh phú của mẹ
Chốt lại thì Đại úy Marvel không phải là một phim tệ, phim vẫn thú vị và có ý nghĩa. Còn chủ đề nữ quyền trong phim, mình thấy nó chẳng có gì làm quá hay hô hào cả. Phim chỉ đơn giản thể hiện khao khát được công nhận của những người phụ nữ mà thôi.
Để nói Captain Marvel đáng xem hay không thì còn tùy vào độ mong đợi của bạn đối với bộ phim. Riêng mình vẫn khuyên bạn nên đi xem, phim không những mãn nhãn về mặt kỹ xảo và hành động mà còn truyền tải thông điệp ý nghĩa và sâu sắc. Và nếu bạn còn ngần ngại vì những review phim chê bai hãy đi xem cho đủ kiến thức và chờ đón siêu phẩm Endgame ra mắt vào tháng sau.
P/s: Captain Marvel có 1 mid-credit và 1 after-credit. Mid-credit thú vị không nên bỏ lở, các bạn nên ngôi nán lại đến phút cuối cùng để xem nha.