Bộ phim thứ 22 trong series phim điện ảnh về Conan mang tên Detective Conan: Zero the Enforcer (tựa Việt: Thám Tử Lừng Danh Conan: Kẻ Hành Pháp Zero) lọt top phim hoạt hình doanh thu cao nhất tại Nhật Bản. Cùng Góc Điện Ảnh review phim này nhé!.
Tác phẩm là bộ phim thứ 22 dựa trên bộ truyện tranh về thám tử teo nhỏ Conan của Gosho Aoyama. Được đạo diễn bởi Yuzuru Tachikawa, Thám Tử Lừng Danh Conan: Kẻ Hành Pháp Zero là phần tiếp theo của Detective Conan: Crimson Love Letter (Bản Tình Ca Màu Đỏ Thẫm) ra rạp năm 2016.
Xem thêm:
Nội dung phim Conan: Zero Executor
Thám Tử Lừng Danh Conan: Kẻ Hành Pháp Zero mở đầu bằng một vụ nổ bất ngờ tại khu resort và tổ hợp được xây dựng ở Vịnh Tokyo. Đây cũng chính là nơi sắp diễn ra một hội nghị thượng đỉnh quan trọng. Trong quá trình điều tra, văn phòng cảnh sát Tokyo bất ngờ tìm thấy các dấu vân tay ở hiện trường trùng khớp với của thám tử Kogoro Mori. Bất chấp sự phản đối của Mori, vị “thám tử ngủ gật” vẫn bị bắt giam và khởi tố trong sự ngỡ ngàng của cả Conan lẫn cô con gái Ran.
Quyết tâm truy tìm đến cùng sự thật, Conan bắt đầu điều tra và phát hiện nhiều nghi vấn quan trọng. Tại sao vụ khủng bố lại diễn ra trước chứ không phải trong lúc hội nghị diễn ra? Ông Mori có thực sự có tội? Và đặc biệt là sự có mặt của Tooru Amuro – đặc vụ hoạt động ngầm trong tổ chức Áo Đen hiện đang đóng vai thực tập sinh của ông Mori râu kẽm.
Đánh giá nội dung phim
Với tính chất phức tạp của vụ án, sự xuất hiện của Tooru Amuro càng đẩy Conan vào thế bí. Xuất hiện lần đầu tiên trong anime vào năm 2012, nhân vật này cho đến nay đã hé lộ ba nhân dạng khác nhau: thám tử học việc ở văn phòng Kogoro Mori với tên giả Rei Furuya, thanh tra của Cục An ninh Quốc gia dưới tên gọi Zero và gián điệp trà trộn vào Tổ chức Áo đen bằng bí danh Bourbon. Trong tập phim lần này, Conan sẽ vừa phải phá án để giải cứu ông Mori, đồng thời phải giải mã từng lớp thân phận của Tooru Amuro – nhân vật được coi là phức tạp và bí ẩn bậc nhất trong series phim.
Nội dung khá phức tạp và nhiều tuyến nhân vật liên kết qua lại rắc rối, phim chắc chắn không dành cho trẻ em và những bạn chưa từng đọc truyện Conan.
Về nội dung, tập phim này vẫn bám sát mô típ của những phần trước. Dù mối quan hệ giữa các nhân vật xuất hiện trên phim khá phức tạp nhưng khi xem đến khoản nửa phim khán giả có thẻ phần nào đoán được hung thủ. Khác với nhiều phần phim trước tập Conan này mưu đồ tội ác và hung thủ khá đơn giản dẫn đến lúc phát hiện và bắt hung thủ khá dễ dàng. Thay vào đó, sự bất ngờ đến từ việc khám phá thân phận thật của các nhân vật khiến khán giả từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Với nội dung thiếu yếu tố trinh thám như vậy thì Conan: Zero Executor có gì hay? Có lẽ sau quá nhiều phần phim chỉ thuần trinh thám, tập Conan này tập trung vào yếu tố hành động.
Những pha hành động siêu đẳng, kịch tính không kém Mission Imposible hay Jame Bond xuất hiện dày đặc ở nửa sau phim. Đối với những fan cứng của Conan chắc chắn sẽ không hài lòng bởi những pha hành động quá ảo này không hợp với một bộ phim trình thám mà đặc biệt nhân vật chính là lại một học sinh tiểu học.
Một điểm cộng thú vị trong phần phim này chính là giới thiệu rất nhiều kiến thức hay về lĩnh vực pháp luật, bộ máy hành pháp và tư pháp ở Nhật Bản.
Âm thanh và đồ họa
Về mặt hình ảnh giống như những phần trước một số cảnh quay toàn cảnh nhìn đẹp và lung linh đúng chất emine Nhật Bản. Tuy nhiên ở một số cảnh lúc các nhân vật đối thoại được vẽ khá sơ xài khiến cử động nhân vật không tự nhiên nhìn giống một tập hoạt hình ngắn chứ không phải một bộ phim được đầu tư công phu.
Bù lại phần hình ảnh không được đánh giá cao thì âm thanh và nhạc phim khá hay. Những phần kịch tính cao trào nhạc rất hơp. Âm thanh những vụ nổ, va chạm, tiếng tàu điện,… đều rất chân thực tôn thêm được sự kịch tính.