Xem thêm: Phim hại não | Phim vượt ngục hay
MI6 cũng không đứng ngoài cuộc. Cục tình báo Anh gửi tới Berlin viên ngọc quý giá nhất của họ, Lorraine Broughton, để tìm danh sách các điệp viên phương Tây đang hoạt động ngầm ở các nước Xô viết. Nhưng ngoài nhiệm vụ này, Lorraine còn nhận chỉ thị riêng từ sếp MI6: tìm tay điệp viên nhị trùng đã bán thông tin cho Nga. Hỗ trợ (hay cản trở?) cô trong nhiệm vụ này là David Percival, một điệp viên nằm vùng lâu năm của MI6 tại Đông Đức.
Thể loại phim phải đi tìm một thứ có giá trị lớn như Atomic Blonde là mô típ rất quen thuộc trong các phim về điệp viên cổ điển hoặc hiện đại như MI5 hay UNCLE (gần như giống nhất với phim này) nhưng kết hợp bên trong đấy lại là việc nhân vật chính phải lựa chọn xem nên tin ai và “trust no one” luôn phải là lý tưởng trong đầu, để rồi cuối phim cho thấy rằng đúng là chính những người tin tưởng nhất lại chính là những người không thể tin được nhất và bản thân phải luôn tỉnh táo cùng với việc luôn có kế hoạch dự phòng để xử lý mọi việc và bảo vệ bản thân, chính điều đó mới tạo nên điểm cộng lớn cho bộ phim.
Mạch phim là sự xen kẽ giữa lời kể của nhân vật chính về nhiệm vụ trong quá khứ và bối cảnh hiện tại khi cô đang “bị” cấp trên tra hỏi về những hoạt động trong nhiệm vụ đó.
Dưới sự dẫn dắt của đạo diễn David Leitch, các pha hành động trong Atomic Blonde đậm chất “John Wick” với những màn đánh đấm và đấu súng rất mãn nhãn. Điểm cộng lớn thứ hai của phim và được đánh giá hơn cả phim John Wick là yếu tố logic trong các pha hành động, khi không chỉ nhân vật chính là nữ có thể mệt vì đặc điểm giới tính mà nhân vật nam cũng như vậy. Điều này cho thấy nhân vật chính không nổi trội hơn nhiều khiến cho phim không bị đánh giá “hơi ảo” giống phim thông thường khi mà nhân vật chính sẽ “auto” mạnh hơn, đánh không biết mệt và chiến thắng.
Điểm cộng thứ ba trong phim chính là yếu tố âm nhạc được sử dụng rất tuyệt vời khi lồng ghép vào phim. Phải nói tới danh sách nhạc 80s đầy nổi loạn: Blue Monday ‘88, Father Figure, 99 Luftballons,… đã làm tăng sự kích thích cho bộ phim. Tyler Bates đã sử dụng tài tình các bài hát từ những năm 80 để phát huy tối đa cảm xúc của từng phân cảnh, đặc biệt là ở những cảnh hành động.
Về diễn xuất, Charlize Theron đã diễn khá tốt cả trong những cảnh hành động và tâm lý. Sự quyến rũ của Charlize Theron trong Atomic Blonde là không thể chối cãi. Thật khó tin rằng người phụ nữ này đã vượt qua ngưỡng 40 bởi sự trẻ trung, sexy khó cưỡng của cô. Sự sexy đó tỏa ra khi cô liếc mắt nhìn, khi cô bước vào căn phòng, khi cô rút súng đầy dứt khoát,… Diễn viên phụ James McAvoy cũng làm rất tròn vai về tâm lý phức tạp của một kẻ hai mặt. Sofia Boutella thì tuy hơi ít đất điễn nhưng vẫn thể hiện được sự ma mị và cá tính đặc biệt như những vai cô đóng trước đây.
Xem thêm:
Bên cạnh đó điểm đặc biệt hơn hẳn của phim là màn “tìm kiếm thông tin” của nhân vật chính với một điệp viên nữ khác khiến phim cho thấy rằng điệp viên có thể dùng mọi ngón nghề để đạt được mục tiêu kể cả “đồng tính nữ”. Chi tiết này rất ấn tượng vì không chỉ đề cao về quyền “đa giới tính” mà còn cho thấy rằng điệp viên dù hơn hẳn người thường nhưng vẫn chỉ là con người chứ họ không hoàn hảo nên họ vẫn có những thú vui về thể xác và tinh thần cần thỏa mãn dù với một số người là sai trái.
Tổng kết chung, Atomic Blonde với phong cách hiện đại tiêu biểu tiếp nối được của các phim điệp viên bom tấn, kinh điển đời trước để trở thành 1 bộ phim khá tốt. Phim hội tụ đủ những điểm đáng mong đợi và còn tạo được những điểm khác biệt vì là kiểu điệp viên nữ – điều mà có thể sẽ trở thành xu hướng phim trong tương lai một ngày không xa. Mình chấm điểm 9/10 cho phim này.