Chẳng phải “Chị chị em em“ là bộ phim ai ai cũng mong đợi vào cuối năm cùng Mắt Biếc không nào? Mình cũng hóng ơi là hóng, nhờ cái trailer được dựng quá chỉn chu và những cái tên như Kathy Uyên, Timothy Linh Bùi. Và sau khi được xem suất chiếu sớm thì mình đánh giá chưa có bộ phim nào trong năm 2019 gây mâu thuẫn về chất lượng cho mình như “Chị chị em em”. Có những phần trong phim làm mình ấn tượng bởi những gì phim Việt đã làm được và cũng có phần làm mình khá không hài lòng.
Bài viết review phim Chị Chị Em Em có tiết lộ nội dung phim và thể hiện quan điểm cá nhân của người viết, bạn cân nhắc trước khi đọc.
Xem thêm:
Trào phúng về người giàu? Mỉa mai lối sống Tây?
Thay vì nhìn nhận “Chị chị em em” như bao khán giả bình thường, đầu óc ghiền Vũ Trọng Phụng của mình đã làm cho tác phẩm này trở thành 1 câu chuyện trào phúng chế nhạo cuộc sống thượng lưu. Kim (Thanh Hằng) là con gái của ông chủ tập đoàn Empire giàu có. Cô có người chồng cày ngày cày đêm nên cô rảnh rỗi, được theo đuổi những đam mê của mình, nên chọn làm phát thanh viên trên radio để… cứu người. Lòng tốt lạ kỳ của Kim sớm bị lu mờ bởi nhục dục, dối trá của cô trong hôn nhân.
Huy (Lãnh Thanh) là một gã người giàu đầy tham vọng, sống vì tình yêu vật chất, đời sống tình dục rất “mạnh”. Gã có cái ghế giữa nhà không cho ai động, ám ảnh về ngoại hình của mình và khi có chuyện trong hôn nhân, thay vì giải quyết, gã muốn ly dị hay đi hú hí với gái.
Như ta thấy, chủ đề đầu tiên mà mình bắt gặp là “người giàu bệnh hoạn lắm”. Huy từ một gã cày thuê ở gara bằng 2 bàn tay trắng, trở thành 1 con quỷ thủ đoạn, Kim từ người phụ nữ hiện đại, ủng hộ single mom thành mụ đàn bà dâm dục, ngoại tình ngay tại nhà mình. Người giàu đầy bí mật, đầy dơ bẩn trong khi nằm cạnh nhau trên giờng hứa nhau sẽ không có bí mật nào cả. Đến cả những thứ nhỏ nhặt như có bếp chả bao giờ dùng, có hồ bơi mà không biết bơi, nói chuyện thì dùng những từ ngữ thiếu tự nhiên. Tiền bạc và lối sống xung quanh nó chỉ khiến con người tha hóa thôi.
Tiếp theo là tư tưởng phụ nữ hiện đại. Lúc cãi nhau trong cuộc họp, mình rất bất ngờ khi bên tư tưởng “truyền thống” khuyên bà vợ bị chồng đánh biết giữ mình và vô chùa tịnh tâm. À mà, phụ nữ hiện đại thì sao? Kim thay vì sinh con, vì hạnh phúc gia đình, phá cái thai, “giết chết” (cụm từ cho những người không có hiểu biết hay anti phá thai) Thiên, chỉ vì sự ích kỷ của mình.
Phụ nữ hiện đại đây sao? Quan hệ đồng tính nữ, bị cấm đoán nên cưới một người đàn ông mà mình không có tình cảm gì. Đã xưng nhau vợ chồng mà vẫn không cầm được nhục dục của mình, làm chuyện sai trái.
Mình sẽ tạm ngưng mỉa mai để khen vài phần kỹ thuật của phim, đặc biệt là quay phim với tông màu và bố cục, phần âm nhạc và đôi lúc dựng phim cũng khá chỉn chu. Có rất nhiều chi tiết được vay mượn của phong cách erotic thriller Pháp (tạm dịch: giật gân gợi tình), người ta nói giống phong cách của phim Handmaiden còn mình nói giống The Favourite của đạo diễn Yorgos Lanthimos.
Có một đoạn trong phim, sau khi Huy ngã xuống hố, màn hình tối đen và ta chỉ có thể nghe tiếng, và nó rất mạo hiểm nhưng được xử lý rất tốt, làm mình thực sự bất ngờ. Nhưng tiếc thay, kể từ đoạn đó, mọi thứ tụt dốc không phanh mà đi xuống con số âm của chất lượng.
Plot twist đáng chê và cái kết không xứng đáng
Cho dù có nhìn nhận theo kiểu trào phúng như mình hay coi tác phẩm nghiêm túc, mọi thứ đã đi theo một chiều hướng khá là ổn. Để Kim chết là một quyết định táo bạo, vì ta được để lại hai kẻ xấu, tận hưởng ăn mừng trong điệu nhảy của hai nhân cách mục rỗng. Trong đầu mình đầy ắp những tuyên đoán về những kết cục đen tối cho cái kết của cả hai nhân vật này, nhưng mà Cục Kiểm Duyệt thì đâu có thích thế. Cái mà bạn gọi là plot twist ôi trời ơi nó dễ đoán đến mức mà mình ước phim không có twist (twist không gây bất ngờ có cảm giác như uống Paracetamol xong sốt thêm vậy), Cái twist đứa con trong bụng là của Huy, có thể tạm chấp nhận, nhưng đến lần hai mà vẫn không khá khẩm hơn gì thì chán kinh.
Vấn đề lớn nhất ở đây là bạn biết cả ba người đều là người xấu, đặc biệt là Kim tông chết người ta xong che dấu, nên bạn không thể nào quan tâm hay chọn phe theo các nhân vật này nữa. Cục muốn 1 cái kết nhân văn có hậu nên biết gì không? Chả ai sẽ chết cả, mà còn nhận ra bài học cuộc đời nên thơ. Em Gái từ thủ đoạn nay sợ sệt cầu xin tha thứ, xin lỗi hối lỗi và còn đứa con, thì ai mà lại cho chết, hay sinh con không được?
Huy, gã có âm mưu giết tận hai người, được thả ra “trần truồng” tự do và theo 1 suy nghĩ màu hồng nào đó mà sgk Đạo đức dạy, thì gã sẽ thay đổi thôi. Cuối cùng thì Kim ra đầu thú và kết thúc ngay khi ta thấy được một lực lượng những anh áo xanh lá luôn đem lại công lý cho chúng ta. Một cái kết an toàn, cả về mặt pháp luật lẫn thuần phong mỹ tục, đã làm gãy hết tuyến nhân vật, câu chuyện và làm cho nó trống rỗng, không ý nghĩa gì cả. Năm 2019 rồi mà phim phải dạy bạn không tin người thì “haha” nhai thêm 1 cuốn 1001 chuyện tấm gương sáng nữa đi.
Tất nhiên mình vẩn có thể nói thêm về phần kỹ xảo thô, chi tiết phi logic, montage quá dài, người Hóc Môn nói tiếng Bắc, slow motion nhìn gượng gạo nhưng chính cái ending phải nói là tệ nhất 2019 khiến mình rên trong tuyệt vọng và cay cú bực bội khi mà phim Việt có một điểm yếu chí mạng: kết phim. Chẳng phải làm phim giật gân thì cần kết hay lắm sao?
Đánh giá “Chị chi em em” là một phim bất ngờ nhưng vẫn chỉ ở mức tạm hài lòng vì mình đã xem quá nhiều phim cùng thể loại này. Tất nhiên nếu 20 phút cuối mình đã bỏ về thì có lẽ phim là 1 bộ phim ổn và hài hước (1 cách không có chủ đích) với những cảnh sex chắc chắn làm mọi người thất vọng vì 2019 nhưng ta vẫn bị những chiêu trò rẻ tiền dụ ta ra rạp. Có lẽ, Victor Vũ, sau cái kết như ngón tay giữa chỉa vào người xem của Người Bất Tử, sẽ tạo 1 cái twist cho Mắc Biếc.
- Review phim ‘Kẻ đâm lén’ (Knives out) đậm phong cách của Rian Johnson
- Review phim ‘The art of self-defense’ (Nghệ Thuật Tự Vệ)